Chào mừng quý vị đến với website Giáo dục Biến đổi khí hậu của Trường THPT Lê Quý Đôn - Hải Phòng
Quý vị chưa đăng nhập hoặc chưa đăng ký làm thành
viên, vì vậy chưa thể tải được các tài liệu của
Thư viện về máy tính của mình.
Nếu chưa đăng ký, hãy nhấn vào chữ ĐK thành viên ở phía bên phải, hoặc xem phim hướng dẫn tại đây
Nếu đã đăng ký rồi, quý vị có thể đăng nhập ở ngay phía bên phải.
Nếu chưa đăng ký, hãy nhấn vào chữ ĐK thành viên ở phía bên phải, hoặc xem phim hướng dẫn tại đây
Nếu đã đăng ký rồi, quý vị có thể đăng nhập ở ngay phía bên phải.
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của
hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh
quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi
các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai
đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay hàng
triệu năm. Sự biển đổi có thế là thay đổi thời
tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện
thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi
khí hậu có thế giới hạn trong một vùng nhất định
hay có thế xuất hiện trên toàn Địa Cầu. Trong những
năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách
môi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập
tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung
bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nguyên nhân chính
làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng
các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính,
các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và
bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ
sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. (Nguồn:
Wikipedia)
Gốc > CÂU LẠC BỘ GDMT > Bài viết của thành viên >
Lê Thị Phương Mai @ 08:54 02/01/2013
Số lượt xem: 2632
Ngẩn ngơ với "ma thuật" kỳ diệu của từ trường
Ví dụ về nước từ, đệm lượng từ... sẽ đem đến cho bạn sự ngạc nhiên thú vị.
Từ trường xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ các ngôi sao, hành tinh cho tới các khối kiến trúc vật chất.
Nó là môi trường vật chất đặc biệt sinh ra quanh các điện tích chuyển động, hoặc do sự biến thiên của điện trường, hoặc có nguồn gốc từ các mômen lưỡng cực từ.

Bằng cách sử dụng các hình ảnh động trên máy tính trong phòng thí nghiệm của NASA tại UC Berkeley, chúng ta có thể nhìn thấy những đường từ trường này bằng mắt thường.
Chúng ta cùng theo dõi một số minh họa kỳ diệu về từ trường.
1. Từ trường Trái đất với gió Mặt trời

Gió Mặt trời là những dòng hạt tích điện từ những lớp bên ngoài của Mặt trời thổi vào hệ Mặt trời. Nó là nguyên nhân dẫn đến các trận bão từ ảnh hưởng tới Trái đất và các hành tinh khác.

Trong khi đó, từ trường Trái đất được sinh ra bởi các chuyển động mạnh của các chất dẫn điện lỏng trong lòng đất, tạo nên một hàng rào bảo vệ chống lại gió Mặt trời.

Nếu không có lớp từ trường này Trái đất sẽ phải “hứng chịu” các hạt mang điện có hại mà Mặt trời không ngừng phát ra và sự sống sẽ không thể tồn tại được nữa.
2. Hiện tượng cực quang

Cực quang là hiện tượng ánh sáng “nhảy múa” trên bầu trời đêm, đặc biệt là những vùng thuộc vĩ độ cao như Bắc Cực và Nam Cực. Đây là một hiện tượng tự nhiên hết sức thú vị và đẹp mắt.

Hiện tượng này là do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió Mặt trời với vùng thượng tầng khí quyển của Trái đất, cách mặt đất khoảng 80km.
Màu sắc của cực quang tùy thuộc vào loại hạt mang điện tích, có thể là những dải sáng màu xanh lá cây, nâu đỏ, xanh dương hoặc đỏ.

Cực quang cũng xảy ra trên các hành tinh khác và có thể quan sát thấy tại các cực.
3. Nước từ (Ferrofluids)

Nước từ hay còn gọi là nước sắt từ hay chất lỏng từ, là chất từ duy nhất ở trạng thái lỏng trong điều kiện bình thường và là một sản phẩm hoàn toàn nhân tạo.



Nước từ gồm ba thành phần chính là hạt từ tính (chất rắn), chất bao phủ bề mặt và dung môi (chất lỏng). Khi nước từ tiếp xúc với một từ trường, nó trở nên tuyệt đẹp cứ như ta đang chứng kiến một “màn ảo thuật” vậy.
4. Đệm lượng từ (Quantum Levitation)

Đệm lượng từ là một kỹ thuật làm cho một vật bay lơ lửng trong không khí. Kỹ thuật vô cùng độc đáo này được các nhà khoa học phát hiện năm 2011 và trở thành một bước đột phá trong khoa học.

Khám phá mới này giúp hoàn thiện các công nghệ đệm từ trường ứng dụng trong ngành đường sắt, giúp tàu chạy êm ái hơn trong khi lại giảm thiểu được rủi ro và tai nạn.
Lê Thị Phương Mai @ 08:54 02/01/2013
Số lượt xem: 2632
Số lượt thích:
0 người
- * Giáo dục môi trường là gì ? (18/12/12)
- Cách chèn Flash vào bài viết của blog Violet mới ( hiện nay) (15/12/12)
- * Địa chỉ website hỗ trợ môn Địa lý (10/12/12)
- * Kiến thức ôn thi đại học môn Địa lý. (10/12/12)
Ngẩn ngơ với "ma thuật" kỳ diệu của từ trường