Chào mừng quý vị đến với website Giáo dục Biến đổi khí hậu của Trường THPT Lê Quý Đôn - Hải Phòng
Quý vị chưa đăng nhập hoặc chưa đăng ký làm thành
viên, vì vậy chưa thể tải được các tài liệu của
Thư viện về máy tính của mình.
Nếu chưa đăng ký, hãy nhấn vào chữ ĐK thành viên ở phía bên phải, hoặc xem phim hướng dẫn tại đây
Nếu đã đăng ký rồi, quý vị có thể đăng nhập ở ngay phía bên phải.
Nếu chưa đăng ký, hãy nhấn vào chữ ĐK thành viên ở phía bên phải, hoặc xem phim hướng dẫn tại đây
Nếu đã đăng ký rồi, quý vị có thể đăng nhập ở ngay phía bên phải.
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của
hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh
quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi
các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai
đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay hàng
triệu năm. Sự biển đổi có thế là thay đổi thời
tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện
thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi
khí hậu có thế giới hạn trong một vùng nhất định
hay có thế xuất hiện trên toàn Địa Cầu. Trong những
năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách
môi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập
tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung
bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nguyên nhân chính
làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng
các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính,
các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và
bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ
sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. (Nguồn:
Wikipedia)
Gốc > Bài viết Giáo dục BDKH > Cộng đồng cùng chia sẻ >
Lê Thị Phương Mai @ 20:41 08/12/2012
Số lượt xem: 2001
Động đất hình thành như thế nào?
(Dân trí) - Động đất là một trong những hiện tượng tự nhiên nguy hiểm nhất đối với con người. Vậy động đất hình thành như thế nào?

Trái đất được tạo nên từ lớp lõi trong và ngoài, tiếp đến là lớp phủ và và ngoài cùng là vỏ Trái đất. Vỏ Trái đất và tầng trên cùng của lớp phủ tạo thành một lớp vỏ cứng được gọi là thạch quyển.

Thạch quyển bị vỡ ra thành các mảng kiến tạo. Lực hút xuống dưới của trọng lực lên các mảng kiến tạo, và trong phạm vi nhỏ hơn là lực đẩy của lớp thạch quyển mới từ các dãy núi dưới lòng biển, khiến các mảng kiến tạo chuyển động.

Hầu hết các trận động đất xảy ra tại ranh giới giữa các mảng kiến tạo.

Khi các mảng kiến tạo gặp nhau ở cùng một điểm, một mảng kiến tạo sẽ bị đẩy từ từ xuống dưới một mảng kiến tạo khác. Quá trình này diễn ra trong hàng nghìn năm.


Khi các mảng kiến tạo va vào nhau, các lớp đất đá bị đẩy lên cao tạo thành núi.

Khi các mảng kiến tạo tách nhau ra, nham thạch xuất hiện từ lớp phủ và nguội đi để tạo thành các lớp mới của vỏ Trái đất. Ranh giới giữa các mảng kiến tạo bị tách nhau ra thường xuất hiện dưới biển.

Những mảng kiến tạo khác dịch chuyển chậm song song nhau. Các vết nứt xuất hiện tại rìa của các mảng kiến tạo nơi vỏ Trái đất đang dịch chuyển theo các hướng khác nhau.

Ở một số nơi, các mảng kiến tạo bị dính vào nhau. Năng lượng tiềm tàng thường tích tụ trong các mảng kiến tạo bị dính vào nhau này.

Khi các mảng kiến tạo tương tác nhau, năng lượng tích tụ sẽ được giải phóng theo dạng một trận động đất. Điểm khởi nguồn của động đất bên dưới bề mặt Trái đất được gọi là tâm.

Động đất giải phóng năng lượng theo 3 dạng sóng địa chấn. Sóng P xảy ra ngay tức thì, sóng S xảy ra vài giây sau đó.

Sóng Surface xảy ra sau sóng P và S, toả năng lượng ra phía ngoài từ tâm chấn.

Có 2 dạng sóng Surface: sóng Raleigh tạo ra cử động cuộn tròn, lên và xuống.

Sóng Love (được đặt theo tên nhà toán học A.E.H. Love) khiến mặt đất bị xoắn lại. Sóng địa chấn Raleigh và Love thường gây hư hại nặng đối với các toà nhà.
An Bình
Theo BBC
Theo BBC
Lê Thị Phương Mai @ 20:41 08/12/2012
Số lượt xem: 2001
Số lượt thích:
0 người
- * Không khí Việt Nam ô nhiễm nhất thế giới? (08/12/12)
- * Hành tinh xanh đang kêu cứu (08/12/12)
- * Cần giải pháp khẩn cấp toàn cầu về biến đổi khí hậu (07/12/12)
Động đất hình thành như thế nào?